top of page

Thế giới quan

của Vmeme màu Xanh lá cây

Cuộc sống là để được trải nghiệm từng giây, từng phút. Tất cả chúng ta có thể hiểu mình là ai và làm một con người thì tuyệt vời như thế nào, chỉ khi chúng ta chấp nhận rằng mỗi người đều công bằng và từng người đều quan trọng. Chúng ta có thể cùng chung hưởng niềm vui của cuộc sống bên nhau và sự mãn nguyện. Trong cộng đồng của chúng ta, mỗi một tâm hồn đều kết nối với những tâm hồn khác, chúng ta cùng sát cánh với nhau trong cuộc hành trình. Chúng ta là những sinh vật tương thuộc và đều tìm kiếm tình yêu và sự tham dự hết mình vào cuộc sống.

Cả cộng đồng sẽ phát triển bằng cách tổng hòa tất cả các nguồn lực sống. Sự chia rẽ nhân tạo chỉ làm hại cho tất cả. Vũ trụ có những định luật vĩnh cửu và ai có tâm hồn rộng mở sẽ cảm nhận được. Những thái độ xấu và những niềm tin tiêu cực sẽ tiêu tan đi một khi chúng ta nhìn sâu vào trong mỗi con người và khám phá những kho tàng ẩn dấu. Hòa bình và tình yêu là cho tất cả.

Đa số chi tiết về các Vmeme đã được trình bày chi tiết trong quyển sách. Ở đây, chúng tôi chọn gửi thêm vài file multimedia, vài hình ảnh từ phim, nhạc... mang đặc trưng của từng Vmeme.

The Green vMeme

[Vài dòng bằng tiếng Anh, với Adobe spark thật khó chọn một font đẹp mà lại chịu được tiếng Việt)

Green.PNG
Mermaid.jpg

Phim Nàng tiên cá (2016), đạo diễn Stephen Chow (Châu Tinh Trì), một phim hài có đề tài giúp công chúng tăng độ nhạy cảm với sự tàn phá môi trường do các tập đoàn kinh tế gây ra vì lợi nhuận. Phim đạt doanh thu kỷ lục 3,39 tỷ nhân dân tệ  (525 triệu US$) tại Trung Quốc[1], quốc gia hiện đang gặp nhiều vấn đề trầm trọng về môi trường. Chủ đề của phim nêu bật hậu quả tàn hại môi trường biển vì mục đích lợi nhuận kinh tế, và hành trình “cải hoá” của nhân vật đại tư bản trung tâm trở thành một nhà hoạt động vì môi trường.

 

[1] "Box office revenues set new record in Q1". China.org.cn. 4 April 2016. Retrieved 4 April 2016. http://www.china.org.cn/arts/2016-04/04/content_38170889.htm

Một tổng thống Xanh lá cây

 cho một đất nước Cam?

Theo nhận định của Beck và Cowan, người dẫn dắt một đất nước chỉ nên đi trước dân chúng khoảng 1/3 đần 1/2 bậc, hoặc hoàn toàn đồng điệu thì tiện nhất.

Điều này giải thích rất nhiều khó khăn của tổng thống Obama của Hoa Kỳ:

"So, when we elected a man who is transitioning from Orange to Green (pardon the Spiral Dynamics speak, but it helps to make sense of why Obama is failing as a leader), the conservative opposition referred to him as too soft (read: feminine) to lead, as a socialist, and/or as a globalist. Mostly, they disliked him because his values are different than theirs, which makes him inherently wrong in their eyes."

 

[Nguồn: http://integral-options.blogspot.com/2009/12/why-obama-is-failing-as-leader-two.html]

Otto Schammer (tác giả Theory U) nhận định % Green trong dân số Hoa Kỳ ngày càng giảm xuống trong những thập kỷ gần đây.

"Nhà xã hội học Paul Ray Nghiên cứu hơn 100.000 người dân Hoa Kỳ, chỉ rõ một biến chuyển sâu sắc trong nền văn hóa này. Ông chia dân số thành các nhóm truyền thống, hiện đại, và "sáng tạo văn hoá". Mặc dù nhóm "sáng tạo" chỉ chiếm 26 % của dân số, đây là bộ phận đang phát triển nhanh nhất. Tại châu Âu, nhóm "sáng tạo văn hoá" này chiếm đến
30-35% dân số các nước. Nhóm này có đặc điểm là: các giá trị của họ tập trung vào sự giản đơn, phát triển bền vững, xem trọng tâm linh, và khả năng nhận thức xã hội cao.

Vậy mà, nhiều dữ liệu điều tra mới đây cho thấy rằng làn sóng phát triển giá trị hướng đến "sáng tạo văn hoá" đang bị kéo lùi bởi một làn sóng ngược lại: tư duy hẹp hòi, ích kỷ, hay phản ứng, và điều này không chỉ diễn ra tại Hoa Kỳ.

Theo một cuộc điều tra của công ty nghiên cứu thị trường Environics trên 1500 người Mỹ, số người đồng ý với phát biểu "để bảo tồn số lượng việc làm trong đất nước chúng ta, ta phải chấp nhận một mức độ ô nhiễm cao hơn trong tương lai" tăng từ 17 % vào Năm 1996 lên 26 % vào năm 2000. Số người Mỹ đồng ý rằng "hầu hết những người tích cực tham gia vào những nhóm hoạt động vì môi trường là những người cực đoan, không biết điều" tăng vọt từ 32 % vào năm 1996 lên đến 41 % vào năm 2000."

C. Otto Scharmer. Theory U: Leading from the Future as It Emerges (2009).

Lennon.png

John Lennon, ca sĩ nổi tiếng của ban nhạc The Beatles, bên cạnh người vợ sau, Yoko Ono. Từ khi họ gặp gỡ năm 1967, John Lennon bắt đầu có những hoạt động xã hội đa dạng và viết những ca khúc phản đối chiến tranh. Bài nhạc nổi tiếng Imagine ra đời năm 1971. John Lennon cũng tham gia các nhóm hoạt động xã hội phản chiến. Có thời gian, những chỉ trích của Lennon về chiến tranh Việt Nam đã dẫn đến việc chính quyền Nixon buộc anh phải rời Mỹ (23/03/1973) .

Vào cuối thời kỳ Xanh lá cây, con người sẽ lại rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn.

Nguyên nhân khủng hoảng có thể là:

  • Sự kiệt sức vì vắt cạn kiệt sức lực lẫn tinh thần cho các hoạt động vì lý tưởng;

  • Sự thất vọng vì những thất bại liên tiếp trong những cố gắng phát triển con người, thay đổi môi trường sống, giải quyết những bài toán cực khó của thế kỷ này;

  • Sự “vỡ mộng”, nhận ra ảo tưởng tâm linh của chính mình.

 

Những điều này (riêng lẻ hoặc có khi kết hợp), đủ khả năng “giết chết” một Xanh lá cây, khiến họ tự tử, bệnh nặng, hoặc đẩy họ rút lui hoàn toàn khỏi cuộc sống xã hội. Ẩn dụ “bỏ hết tất cả, đi vào rừng sâu” không chỉ là ví von mà có thể là sự thật đối với họ. Trong một số “góc tối tăm” của địa cầu, những cá nhân Xanh lá cây cô đơn, mỏi mệt và tuyệt vọng lịm tắt đi theo nghĩa đen. Đây là một bi kịch thực sự cho chính họ và cho những người chứng kiến, đặc biệt cho những người từng một thời đầy nhiệt huyết và tràn trề đi theo người thủ lĩnh Xanh lá cây vào những ngày đầu tiên mong muốn cải thiện xã hội.

Những cá nhân (và tổ chức) đi đến cuối Xanh lá cây cũng có nguy cơ bị thoái lùi do quá thất vọng: trở về giai đoạn Cam (tính toán và keo kiệt), hoặc Xanh da trời (chuẩn mực là bàn tay sắt), hoặc Đỏ (bạo lực).

Họ có thể bị giết chết, bị đẩy lùi, hoặc lại cảm nhận động lực tiến hoá, tiếp tục tiến lên.

bottom of page